Theo quyết định thành lập Ban chỉ đạo thi và Hội đồng thi để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019, ban chỉ đạo thi của tỉnh này có 45 người. Trong đó, ông Thuỷ là trường ban, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc mới được điều động về Sở làm Phó ban thường trực. Ngoài ra còn 9 phó ban, 30 ủy viên và 4 người trong Tổ Thư ký.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng ở Sơn La. Công tác điều tra đã kết thúc giai đoạn 1, cơ quan an ninh điều tra đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát tỉnh, đề nghị truy tố 8 cá nhân có liên quan.
Giám đốc Sở GD-ĐT Hoàng Tiến Đức sẽ nghỉ hưu vào ngày 1/7 tới; còn ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở, không có tên trong ban chỉ đạo thi và hội đồng thi của tỉnh năm 2019.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến chuẩn bị cho kỳ thi năm 2019, Ban chỉ đạo thi quốc gia đã yêu cầu các địa phương xảy ra bê bối như Sơn La, Hà Giang, Hoà Bình cam kết thực hiện nghiêm túc.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên và Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội nhìn nhận" Những bất cập của kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã được Bộ GD-ĐT và các địa phương nhận diện, tìm hướng giải quyết. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã chủ động đưa ra các giải pháp về kỹ thuật nhưng yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Cùng với đó là sự chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, đặc biệt tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của những người trực tiếp làm công tác thi cần phải được nâng cao và quán triệt sâu sắc".
Theo tờ trình của Sở GD-ĐT Sơn La, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Minh đã được đề xuất thay ông Phạm Văn Thủy làm Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019.
" alt=""/>Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La tiếp tục làm Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh năm 2019Hơn 85.000 thí sinh Hà Nội đón kỳ thi có một số thay đổi so với những năm trước đó. Năm nay, toàn thành phố có 85.873 học sinh đăng ký dự thi (kể cả tuyển thẳng), với tổng chỉ tiêu là 63.090 cho các trường công lập.
Một trong những yếu tố khiến kỳ thi tăng tính cạnh tranh là năm nay Hà Nội chỉ sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào lớp 10 công lập, không tính điểm rèn luyện và học tập của học sinh ở bậc THCS.
Đây cũng là năm mà Hà Nội sử dụng bài thi đánh giá năng lực trong kỳ thi này. Thí sinh phải thi 4 môn gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Lịch sử.
Ngành giáo dục Thủ đô đã huy động 11.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia làm công tác thi tại hơn 3.600 phòng thi ở 169 điểm thi. Kỷ luật phòng thi nghiêm ngặt với những điều khoản theo quy chế thi THPT quốc gia. Các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm bài được trang bị hệ thống camera an ninh để giám sát chặt chẽ.
Ban Giáo dục
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử tại Hà Nội năm 2021
" alt=""/>Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Lịch sử của Hà Nội năm 2019